“GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM” – NĂM HỌC 2023 – 2024
Lượt xem:
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2023- 2024, kế hoạch hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và đào tạo huyện CưM’gar. Kế hoạch năm học của nhà trường và các tổ chuyên môn. Sáng ngày 20/03/2024 Trường THCS Hoàng Hoa Thám long trọng tổ chức chuyên đề Giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam với mục đích:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về những nét văn hoá truyền thống của dân
nhằm giúp HS tiếp cận và bước đầu tập thưởng thức vẻ đẹp văn hoá theo của một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Từ đó, học sinh sẽ có ý thức trân trọng, giữ gìn và kế thừa va phát huy nét đẹp văn hóa này.
Đất Nước Việt Nam có 54 anh em dân tộc cùng chung sống với nhau trên một vùng lãnh thổ. Trong đó người dân tộc Việt hay còn gọi là dân tộc kinh chiếm 86%, còn lại 14% là các dân tộc thiểu số. Mỗi một dân tộc đều có tiếng nói, phong tục, tập quán và những trang phục truyền thống khác nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc không chỉ được người bản địa sử dụng để mặc hàng ngày hoặc trong những dịp mà còn được các dân tộc khác sử dụng để làm trang phục biểu diễn nghệ thuật hay đơn giản chỉ để chụp hình kỷ yếu, lưu niệm. Mỗi một loại trang phục đều có những ý nghĩa khác nhau và thể hiện trên từng hoa văn, họa tiết.
Trong những năm qua, các giá trị văn hóa ở nước ta, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống, luôn được chú trọng bảo tồn và phát huy. năm 2021 cả nước có 23 di tích cấp quốc gia được xếp hạng, ghi danh 31 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngành văn hóa đã hoàn thiện hồ sơ gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề cử di sản Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) ghi danh vào Danh mục di sản thế giới; đưa Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới.
: Ngày nay, khi học sinh được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, học sinh ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, trẻ em có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh Trường THCS Hoàng Hoa Thám chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
- Múa sạp: Hội tụ văn hoá ba miền Bắc Trung Nam.
2.Biểu diễn trang phục truyền thống của một số dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Hãy tái sử dụng những thứ bỏ đi xung quanh mình như : giấy, báo cũ, vỏ hộp ni lông, chai lọ nhựa, thủy tinh … nếu còn hoàn toàn có thể. Hi vọng qua ý tưởng của những bộ trang phục, chúng ta sẽ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề moi trường hiện nay. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, đại dương… vì sức khỏe của chung ta và tương lai của con em chúng ta. Đây là vấn đề của toàn cầu chứ không phải của riêng ai. Nên bằng những hành động dù là nhỏ nhất, hãy bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Hãy hạn chế sử dụng bao bì nilon và tái sử dụng nếu có thể. Tất cả kì vọng đặt trong tầm tay các bạn.
Với ý thức bảo vệ môi trường đầy nhân văn và ý nghĩa, Trường THCS Hoàng Hoa Thám muốn lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường đến con người, cùng nhau đấu tranh và thực hiện các hoạt động có ý nghĩa để cho hành tinh thêm xanh và phát triển hơn.
Mùa hè sắp đến, chúc quý vị khách quý có một kì nghỉ hè vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống. Và chúc tất cả các bạn học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong năm học này. Chúc mọi người luôn sống trong một bầu không khí trong lành, một thiên nhiên và môi trường xanh, sạch, đẹp và bảo đảm an toàn.
3.
VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY NGUYÊN TINH HOA CỦA NÚI RỪNG – CHUYÊN MỤC ẨM THỰC “ẤM LÒNG DÂN BẢN”.
Khác với những địa phương khác, điểm đặc biệt khiến nhiều người thường hay tò mò nhất trong văn hóa ẩm thực Tây Nguyên là cách chế biến món ăn. Người Tây Nguyên thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, bương, vầu, lá chuối, bếp than củi,… để tạo ra món ăn.
Quá trình tẩm ướp gia vị trong ẩm thực Tây Nguyên có nhiều điểm khác với các địa phương khác. Hầu như cái đặc biệt, cái ngon và hấp dẫn của nền ẩm thực Tây Nguyên là nhờ vào gia vị tự nhiên từ các loại cây rừng mà người dân tận dụng để tẩm ướp trong món ăn.
Các món ăn nơi đây cũng mang đậm chất miền núi, điều này đã góp phần tạo nên một màu sắc rất riêng và được đông đảo mọi người yêu thích. Chính vì vậy mà khi nói đến Tây Nguyên, mọi người sẽ nghĩ đến việc đầu tiên là thưởng thức nền ẩm thực nơi đây.
Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn. Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống.
+ Lẩu Cá thác lát – khổ qua
+ Gỏi cà đắng cá khô
+ Gà nướng Sa lửa
+ Cơm Lam
+ Rựu Cần